Hiện nay, có hơn 350 triệu người trên toàn thế giới ở mọilứa tuổi bị trầm cảm. Trầm cảm là nguyên nhân dẫn đầu của tàn tật trên thế giới, là yếu tố góp phần chủ yếu trong gánh nặng toàn cầu về bệnh tật. Theo nghiên cứu thì phụ nữ bị trầm cảm nhiều hơn nam giới.
Trầm cảm là căn bệnh đã có từ thời cổ đại, nhưng cái mới với chúngta chính là sự nhận thức, vì cho đến bây giờ, bệnh đang bùng phát ở mọi nơi,đặc biệt các nước đang phát triển, và con người đang phải đương đầu với những hậu quả của nó. Bệnh trầm cảm là một bệnh rất phổ biến. Cứ 100 người có đến 10người bị bệnh này và xác suất bị bệnh này trong đời người (lifetime prevalence)có thể đến 15%.
WHO tiên đoán rằng đến năm 2020 thì bệnh trầm cảm sẽ trở thành căn bệnhthứ nhì dẫn đến tàn tật (disability) trên toàn thế giới và căn bệnh thứ nhấtdẫn đến tàn tật ở những nước đang phát triển.
Tại Việt Nam, theo số liệu tại Bệnh viện Tâm thần Trung ương, năm 2000,tỷ lệ mắc bệnh trầm cảm là 2,47% dân số tương đương khoảng 1,9 triệu người.Nhưng đến nay đã tăng lên gần 3%, tương đương khoảng 2,2 triệu người (riêngTPHCM là 5% dân số). Trong đó chỉ 25% được điều trị kịp thời và đúng phươngpháp.
Theo hệ thống phân loại bệnh DSM-IV, người bệnh được chẩn đoán là Trầm cảm khi:
- Có trạng thái trầm uất hoặc mất hứng thú đối với nhữnghoạt động trong đời sống trong ít nhất 2 tuần (hiện nay con số này đã rút ngắnlại, có thể chỉ vài ba ngày)
- Có tối thiểu 5 trong 9 triệu chứng sau đây:
- Trạng thái trầm uất gần như cả ngày
- Giảm hứng thú trong tất cả hoặc đa số hoạt động
- Giảm hoặc tăng cân đáng kể ngoài ý muốn
- Mất ngủ hoặc ngủ quá mức
- Kích động hoặc chậm chạp mà người khác chú ý thấy được
- Mệt mỏi hoặc mất năng lượng
- Cảm giác vô giá trị và sự mặc cảm quá mức
- Giảm khả năng suy nghĩ hoặc tập trung, hoặc không quyết định được
- Những ý nghĩ về cái chết lặp đi lặp lại.
Nguyên nhân dẫn đến bệnh trầm cảm:
- Do sự tác động qua lại giữa các yếu tố bên ngoài (văn hoá, tình huống xã hội,quan hệ xã hội…) với các yếu tố bên trong (thái độ, những tổn thương não, ditruyền…) hoặc yếu tố xã hội, tâm lý, sinh học.
- Trầm cảm đến lượt nó lại dẫn đến stress nhiều hơn và các rối loạn làm xấuđi cuộc sống của người bệnh và làm trầm cảm nặng thêm.
Những yếu tố nguy cơ của trầm cảm bao gồm:
- Sự cô đơn,
- Không có sự nâng đỡ về xã hội,
- Gặp phải những sự kiện gây stress trong cuộc sống,
- Tiền sử gia đình có người bị trầm cảm,
- Có những vấn đề về hôn nhân hoặc những mối quan hệ khác trong gia đình, bạnbè…
- Bị lạm dụng hoặc gặp phải những sang chấn từ tuổi thơ,
- Nghiện rượu hoặc nghiện chất,
- Thất nghiệp hoặc bị lạm dụng sức lao động quá mức,
- Có những vấn đề về sức khỏe hoặc những bệnh lý đau mạn tính.
Theo nghiên cứu Linda Ernstsen, một giáo sư tại Đại học Na Uy Khoa học vàCông nghệ, cho biết trong một thông cáo báo chí trường đại học:Thể chất nhữngngười phù hợp có thể ít có khả năng bị trầm cảm sau một đột quỵ một nghiên cứu mới cho thấy. người sốngsót có nhiều khả năng bị trầm cảm hơn gấpba lần so với những người chưa có bệnh. Nhưng việc tập thể dục thường xuyên có thể làm giảm nguycơ đó. "Hoạt động thể chất giúp bảo vệ người trầm cảm sau một cơn độtquỵ ",
Theo giáo sư Hjern dịch tễ nhi với Trung tâm Nghiên cứu ổnđịnh sưc khỏe ở Stockholm Thụy Điển cho biết ;" Cha bị trầmcảm ảnh hưởng đến sự cân bằng hormone ởngười mẹ cũngcó thể trầm cảm- nhưng đây là suy đoán nhiều hơn - có ảnh hưởng đến chất lượng tinh trùng " .
Mỗi người bệnh trầm cảm đều có một nguyên nhânkhác nhau bởi có thể do chấn động tâm lí trong từng hoàn cảnh khác. Bởi vậy dựavào mỗi tình huống mà chúng ta có các cách điều trị khác nhau cho từng bệnhnhân. Tuy nhiên có những điều chung mà người mắc bệnh trầm cảm nên làm: Cười thật nhiều và giữ tinh thần luônthoải mái: hãy làm những gì bạn thích để luôn cảm thấy được thoải mái, nghenhạc, xem phim, đọc sách, shopping… Tìm kiếm một công việc :cuộc sống bận rộn sẽ giúp bạn không có thời gian để nghĩ quá nhiều đến nhữngchuyện không vui, bận rộn cũng giúp bạn thấy cuộc sống có nghĩa hơn.
THAM KHẢO :
-Norwegian University of Science and Technology, news release,Feb. 25, 2016
-:An International Journal of Obstetrics and Gynaecology.
SOURCES :Anders Hjern, M.D., Ph.D., professor, pediatric epidemiology, Centre for HealthEquity Studies, Stockholm, Sweden; Janet Currie, Ph.D., director, Center forHealth and Wellbeing, Princeton University, Princeton, N.J.; Jan. 20,2016, BJOG: An International Journal of Obstetrics and Gynaecology
BSCKI. Trần Thị Chưởng (Khoa Khám)